Biến tần HITACHI tiết kiệm 45% năng lượng cho trạm bơm nước
Bài viết sẽ đưa ra 1 ví dụ cụ thể về việc sử dụng Biến tần HITACHI SJ700 để tiết kiệm năng lượng cho 1 Trạm bơm nước thải đã áp dụng thành công tại Malaysia.
Bằng việc sử dụng Biến tần HITACHI SJ700 để điều khiển mức ở trong các tank chứa sử dụng 4 Bơm nước thải 370 kW. Chi phí đầu tư ban đầu được hoàn lại chỉ trong 6 tháng, đảm bảo cho hệ thống hoạt động luôn tiết kiệm năng lượng, giảm lượng Carbon thải ra ở các quá trình xử lý, cung cấp lưu lượng ổn định hơn và qua đó nâng cao hiệu suất làm việc của cả hệ thống.
Trong dự án Trạm bơm nước thải này, hệ thống không chỉ đảm bảo việc bơm xử lý nước thải hàng ngày mà còn phải đảm bảo hoạt động cao điểm trong mùa mưa. Vì thế ở trạng thái hoạt động bình thường Bơm luôn hoạt động dưới công suất cực đại. Hệ thống ban đầu được thiết kế chỉ sử dụng phương pháp điều khiển mức đơn giản bằng khởi động mềm, sau đó mới được nâng cấp lên bằng việc sử dụng Biến tần HITACHI SJ700 điều khiển tốc độ động cơ Bơm duy trì cột nước tối thiểu trong trạm là 15m để đảm bảo lưu lượng cho hệ thống xử lý nước thải, tối đa là 33m ở trạng thái làm việc cao điểm.
Sau khi nâng cấp hệ thống để kiểm tra hiệu quả kinh tế của giải pháp nâng cấp hệ thống sử dụng Biến tần, Trạm bơm đã thực hiện việc kiểm toán năng lượng để tính toán so sánh 2 phương pháp, dưới đây là những thông số tham khảo:
*) Ở phương pháp cũ khi đó trạm Bơm mới chỉ sử dụng 3 bơm, coi chu kỳ làm việc của Bơm là 12h/ngày, giá điện: 0.12 USD/kW:
Chi phí NL = 370kW * 3 * 12 hrs * 365 days * 0.12 USD/kW = 583,410 USD / năm
*) Phương pháp sử dụng Biến tần HITACHI SJ700: thông thường động cơ chỉ hoạt động đến 75% tốc độ tối đa và hệ thống đã sử dụng đến 4 bơm:
Chi phí NL = 370kW * 4 * 12hrs * 365 days * 0.12 USD/kW * 0.75³= 328,170 USD/ năm
So sánh chi phí năng lượng của 2 phương pháp ta có thể thấy chỉ mất thời gian 6 tháng là đủ để hoàn vốn đầu tư cho Trạm bơm nước thải. Đây là mô hình cần được nhân rộng ở các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam, khi mà vấn đề năng lượng và môi trường ngày càng nóng bỏng trên toàn cầu.